Lexical Resource là gì và bí quyết cải thiện điểm IELTS Writing nhờ tiêu chí này

  • 2325 lượt xem
  • 24/06/2022

Trong bài thi IELTS, từ vựng đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Sự thành thạo về từ ngữ giúp người viết diễn đạt ý tứ một cách linh hoạt và truyền tải thông điệp hiệu quả hơn. Mục tiêu IELTS càng cao, yêu cầu về vốn từ và cách sử dụng từ cũng vì thế mà trở nên phức tạp. Trong bài viết hôm nay, KTDC sẽ cung cấp kiến thức về tiêu chí Lexical Resource và phương pháp giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi IELTS thông qua việc cải thiện band điểm ở tiêu chí này nhé.

1. Lexical Resource là gì?

Lexical Resource là một trong bốn tiêu chí chấm thi quan trọng của IELTS, bên cạnh các tiêu chí như:

Lexical Resource tập trung vào đánh giá khả năng dùng từ đa dạng (range) và độ chính xác (accuracy) của từ vựng mà bạn sử dụng trong bài thi. Vì là một trong bốn yếu tố quyết định đến band điểm Overall của bạn, nên việc cải thiện band điểm ở tiêu chí Lexical Resource sẽ giúp bạn nâng tổng điểm IELTS của mình hiệu quả. 

2. Những gợi ý giúp cải thiện band điểm ở tiêu chí Lexical Resource

a. Sử dụng từ đồng nghĩa (Synonyms)

Trong cấu trúc trả lời IELTS Writing Task 1 và Task 2 đều cần đoạn giới thiệu (introduction). Ở đó, người viết cần diễn đạt lại vấn đề đặt ra ở đề bài theo một cách khác sao cho ý nghĩa không đổi. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Phân tích câu hỏi (Exam Question)
  • Bước 2: Xác định từ khóa (Keywords)
  • Bước 3: Brainstorm từ đồng nghĩa với từ khóa trong câu hỏi
  • Bước 4: Diễn đạt lại (Paraphrase) vấn đề được đặt ra ở đề bài bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa và diễn đạt theo một cách khác sao cho ý nghĩa không bị thay đổi

Ví dụ:

  • Đề bài: Some people believe that the government should not spend money on international aid when they have their own disadvantaged people, like the homeless and unemployed. […]
  • Paraphrased: It is argued that the governmental budget should be spent on domestic aid for those who are struggling with the matter of finding jobs or houses rather than overseas assistance.

Từ đồng nghĩa không chỉ được dùng khi viết câu Introduction. Ngược lại trong quá trình viết, bạn cần sử dụng từ đồng nghĩa với tần suất hợp lý để tránh lặp từ (repetition). Tuy nhiên cần hạn chế tối đa việc mắc lỗi để tránh việc sử dụng từ vựng “khủng” nhưng không đúng ngữ cảnh, hay không đúng sắc thái nghĩa của từ, khiến bạn bị trừ điểm đáng tiếc ở tiêu chí này nhé!

b. Sử dụng cụm từ (Collocations)

Sai lầm khá phổ biến ở những người mới học IELTS chính là học từng từ vựng riêng rẽ. Cách học này không những tốn thời gian, công sức mà còn không đem lại hiệu quả như mong muốn. Bởi lẽ trong tiếng Anh, rất nhiều từ được kết hợp cùng nhau để tạo thành những cụm từ nhất định (Collocations) và không thể thay thế bằng những từ khác.

Ví dụ: 

  1. Pay attention to something” mang ý nghĩa “Chú ý đến một điều gì đó.” Bạn tuyệt đối không thể thay thế bất cứ từ nào trong cụm này nếu không muốn bị giám khảo trừ điểm thẳng tay. 
  2. Hay như cách diễn đạt sau đây: “He was guilty of making a crime.” Đây là một cách dùng từ sai, vì trong tiếng Anh chỉ có “commit a crime” chứ không dùng “make a crime“. Do đó, cách diễn đạt đúng phải là “He was guilty of committing a crime.

Trong bài thi IELTS, Collocation sẽ bổ trợ bạn rất nhiều trong hầu hết các kỹ năng. Cụ thể, khi nắm bắt được các collocation, bạn có thể dự đoán đáp án dựa trên dữ kiện bài ra (đối với Listening) và dễ nắm bắt ý chính của bài hơn (đối với Reading). Đặc biệt trong Writing và Speaking, việc sử dụng Collocation sẽ giúp bài thi của bạn trở nên tự nhiên và gây ấn tượng hơn ở tiêu chí Lexical Resource.

Dưới đây là 7 dạng Collocation phổ biến trong tiếng Anh, bạn có thể tham khảo nhé!

  1. Adverb + Adjective
    => Ví dụ: Utterly shocked (thay vì nói Very shocked)
  2. Adjective + Noun
    => Ví dụ: Excrutiating pain (thay vì nói Excrutiating joy)
  3. Noun + Noun
    => Ví dụ: A surge of anger (thay vì nói A rush of anger)
  4. Noun + Verb
    => Ví dụ: Birds tweet (thay vì nói Birds bark)
  5. Verb + Noun
    => Ví dụ: Take a bath (thay vì nói Do a bath)
  6. Verb + Adverb
    => Ví dụ: Wave frantically (thay vì nói Wave feverishly)
  7. Verb + Expression with preposition
    => Ví dụ: Burst into tears (thay vì nói Blow up in tears)

c. Sử dụng đúng hình thức từ (Word Formation)

Các từ vựng trong tiếng Anh hầu hết đều có “gia đình từ”. Từ một từ gốc, gia đình từ sẽ được hình thành dưới các hình thức như danh từ (noun), động từ (verb), tính từ (adjective), trạng từ (adverb), từ đồng nghĩa (synonym), từ trái nghĩa (antonym)… Trong IELTS, việc sử dụng đúng hình thức từ đóng vai trò cực kì quan trọng, bao gồm việc dùng đúng từ loại ở đúng vị trí, đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh. Do đó, bạn nên học từ vựng theo gia đình từ và nắm bắt cách sử dụng đúng hình thức từ trong từng bối cảnh khác nhau nhé!

Dưới đây là một vài gợi ý nhằm giúp bạn sử dụng đúng hình thức từ:

Danh từ:

Vị trí thường xuất hiện: chủ ngữ, tân ngữ, sau các mạo từ (a/an/the), sau các từ sở hữu (my, his, her, their, our, your, -‘s), sau các từ hạn định (this, that, these, those), sau các giới từ (in, on, at, about…)

Ví dụ: Some people think that young people should be required to do unpaid work helping people in the community.

Động từ: 

Vị trí thường xuất hiện: thường đứng ngay sau chủ ngữ.

Tuỳ vào ngữ cảnh và sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, bạn cần sử dụng đúng hình thái của động từ (nguyên mẫu, quá khứ phân từ, động từ thêm -s/-es hay động từ thêm -ing)

Ví dụ: Major cities in the world are growing fast, as well as their problems.

Tính từ:

Vị trí thường xuất hiện: thường đứng trước danh từ, sau động từ liên kết (feel, taste, look, keep, get,…), sau động từ to be (am, is, are). Ngoài ra tính từ cũng xuất hiện ở một số cấu trúc câu đặc biệt, chẳng hạn như:

S + to be + so + adj + that + Clause
(Quá…đến nỗi mà…)

S + to be + too + adj + to (not to) + V (BI)
(Quá…đến nỗi không thể…)

How + adj + S + V! hay What + a/an + adj + N!
(Cấu trúc câu cảm thán)

Ví dụ: She is so brilliant and prestigious that she is chosen to be the representative for this organization.

Trạng từ:

Vị trí thường xuất hiện: thường đứng trước hoặc sau động từ (nếu trạng từ bổ nghĩa cho động từ), đứng trước chủ ngữ (nếu trạng từ bổ nghĩa cho cả câu), đứng ngay trước từ mà trạng từ bổ nghĩa (và một số trường hợp ngoại lệ khác)

Ví dụ: They are fully aware of the implications of his action.

3. Đáp ứng tiêu chí Lexical Resource khó hay dễ?

Để đánh giá việc đáp ứng tiêu chí Lexical Resource là khó hay dễ, hãy cùng “nghía” qua những yêu cầu cơ bản ứng với từng band điểm trong IELTS nhé!

Band 5: 

  • Mức độ đa dạng của từ vựng ở mức tối thiểu (Minimum range of vocabulary)
  • Thường xuyên mắc lỗi làm sai lệch ý nghĩa câu chữ

Band 6:

  • Mức độ đa dạng của từ vựng ở mức vừa phải (Adequate range of vocabulary)
  • Có một vài lỗi nhưng ý nghĩa vẫn rõ ràng

Band 7:

  • Mức độ đa dạng của từ vựng ở mức đủ (Sufficient range of vocabulary)
  • Có rất ít lỗi

Band 8:

  • Mức độ sử dụng từ ngữ rất đa dạng (Wide range of vocabulary)
  • Hầu như không mắc lỗi

Có thể thấy, việc sử dụng từ vựng đa dạng (range) không thôi là chưa đủ. Để đạt điểm cao ở tiêu chí Lexical Resource, bạn còn cần tới độ chính xác (accuracy) bao gồm đúng chính tả, đúng ngữ cảnh, đúng ngữ nghĩa. Do đó, nếu chỉ học từ vựng theo cách truyền thống chắc chắn tiêu chí này sẽ rất khó để đạt điểm cao. Thế nhưng khi học từ vựng theo cụm, học theo gia đình từ và học theo ngữ cảnh, bạn sẽ thấy mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Chúc các bạn sớm thành công trong bài thi IELTS của mình nhé!

KTDC IELTS Team