Bí quyết trả lời câu hỏi True/False/Not Given trong IELTS Reading

  • 2174 lượt xem
  • 04/11/2021

Nhiều thí sinh lo lắng khi trả lời câu hỏi True/False/Not Given trong các bài đọc IELTS Reading vì chúng quá dài và thường chứa nhiều từ vựng mới, liên quan đến các chủ đề học thuật như y học, khoa học hoặc kỹ thuật. Nhưng thật ra kỳ thi IELTS không quan tâm đến kiến ​​thức chuyên ngành của bạn và bạn cũng không cần phải là chuyên gia mới có thể trả lời tất cả câu hỏi của bài.

Giống như hầu hết các dạng câu hỏi đọc hiểu khác, để có kỹ năng làm True/False/Not Given, bạn cần nắm vững các chiến lược như skimming, scanning, định hình các “key words” và từ đồng nghĩa/câu đồng nghĩa, sau đó mới xác định ý nghĩa của câu.

Xem thêm:

Hiểu về True/False/Not Given

Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu các từ ‘true’, ‘false’ và ‘not given’ dùng ám chỉ một ý nghĩa riêng.  Và trong bài IELTS, ban cần đưa ra nhận định nào cho phù hợp trong từng ngữ cảnh.

  • Câu trả lời TRUE: Nếu câu nhận định thể hiện sự đồng ý hoặc xác nhận lại thông tin có trong bài viết.
  • Câu trả lời FALSE: Nếu câu nhận định thể hiện sự mâu thuẫn hoặc đối lập với thông tin trong bài viết.
  • Câu trả lời NOT GIVEN: Nếu câu nhận định không có thông tin hoặc không được đề cập trong bài viết.

Lưu ý:

Chọn TRUE mang ý nghĩa giống hệt ý của bài viết. Và hãy nhớ rằng, chúng ta đang xử lý thông tin có thật trong bài. Vì thế thông tin theo hướng tương tự hoặc gần giống sẽ không được tính là True. Trong nhiều trường hợp, thí sinh chọn True vì thấy nhận định trong câu hỏi “có vẻ như” đúng với nội dung bài viết. Nhưng “có vẻ như” không đủ cơ sở để chọn, chỉ khi nào câu đó phản ánh ĐÚNG sự thật trong bài viết thì mới chọn True được.

Chọn NOT GIVEN không đồng nghĩa với việc trong văn bản không xuất hiện những từ vựng tương tự. Đây là điều khiến các bạn dễ nhầm lẫn. Vậy nếu các từ khớp với nhau thì nó phải là TRUE hoặc FALSE chứ đúng không?

Không hẳn vậy. Đây không phải là một hướng suy luận chính xác để tìm ra câu trả lời cho 3 câu hỏi True/False/Not Given. Vì sẽ có những từ giống với câu trả lời là NOT GIVEN, nhưng không đủ thông tin để minh chứng cho câu trả lời này.

Tránh sập bẫy của từ định tính

Các từ định tính (Qualifiers) thường xuất hiện rất phổ biến trong các câu hỏi True/False/Not Given. Từ định tính thường là một từ giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của từ khác. Các từ định tính ảnh hưởng đến mức độ chắc chắn và cụ thể hoặc chung chung của một nhận định. Vì thế, hãy theo dõi kỹ các từ định tính khi trả lời các câu hỏi True/False/Not Given.

Tầm quan trọng của việc dò lại bài IELTS Writing

Dưới đây là một số ví dụ

Từ định tính gồm:

  • Rarely, never, sometimes, usually, hardly ever (tần suất xảy ra bao nhiêu lần)
  • Every, all, some, a few, a lot, most (số lượng xảy ra)
  • Seems, suggest, claim, believe, probably (có khả năng xảy ra)

Hãy xem những thay đổi nhỏ này trong cách sử dụng từ định tính thay đổi ý nghĩa của câu như thế nào nhé:

Câu trong bài đọc: Nellie Smythe claims to be British
Câu hỏi:

Nellie Smythe is a British Citizen

  1. True
  2. False
  3. Not given
Câu trả lời: Not given
Giải thích: Nellie tuyên bố (Claim) cô ấy là người Anh nhưng chúng ta hoàn toàn không có thêm thông tin rằng đó có phải là sự thật hay không.

Tóm lại, hãy tin tưởng vào kỹ năng đọc của bạn và đừng quên áp dụng chiến lược làm bài đọc mà cô Denise hướng dẫn như sau:

  • Đừng cố đọc toàn bộ bài Reading vì bạn sẽ hết thời gian làm bài
  • Đọc lướt bài viết như bạn vẫn thường làm trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào
  • Đọc kỹ nội dung câu hỏi True/False/Not Given
  • Xác định các từ chính trong bài đọc
  • Dự đoán các từ đồng nghĩa hoặc các câu được diễn giải
  • Scan những thông tin quan trọng
  • Đọc 2 câu trước và sau câu chứa ý chính để hiểu nghĩa. Đừng chỉ ghép các từ với nhau vì chúng có thể mang những ý nghĩa khác nhau!

5 điều cần nhớ khi làm câu hỏi True/False/Not Given

1. Bỏ qua giả định cá nhân

Bỏ qua bất cứ điều gì bạn đã biết về chủ đề và đừng đưa ra giả định của bản thân. Chỉ đưa câu trả lời của bạn dựa trên nội dung bài đọc.

2. Đọc toàn bộ nhận định của câu

Xác định bất kỳ từ nào đủ điều kiện cho nhận định. Ví dụ: some, all, mainly, often, always, prior to and occasionally. Những từ này có chức năng kiểm tra xem bạn đã đọc toàn bộ nhận định của câu hay chưa và chúng có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu.

3. Đọc đầy đủ câu

Đừng chỉ đọc “scan” và “skim” đoạn văn để tìm câu trả lời cuối cùng. Sau khi quét để tìm thông tin chính, bạn phải đọc thật kỹ đoạn văn phù hợp với nhận định để hiểu rõ ý của tác giả.

4. Hiểu đầy đủ ý

Đừng chỉ tìm những từ ghép chính xác với những từ trong nhận định. Bạn nên tìm thêm các từ đồng nghĩa nữa. Hãy nhớ rằng bạn đang kết hợp ý nghĩa chứ không phải từ ngữ.

5. Sự khác biệt của 2 loại câu hỏi

Các câu hỏi YES / NO / NOT GIVEN hơi khác một chút vì chúng hướng đến giải quyết vấn đề về quan điểm. Còn các câu hỏi TRUE / FALSE / NOT GIVEN sẽ liên quan đến các sự kiện trong bài. Nhưng quá trình và cách thức tìm ra đáp án là như nhau.

Chuyên gia IELTS Ms. Denise Thomson