Tự luyện các chủ đề trong IELTS writing task 2 và IELTS speaking part 3

  • 1506 lượt xem
  • 26/07/2018

Nhiều bạn học IELTS thường lo lắng về việc thiếu khả năng thu gom được ý tưởng cho các chủ đề trong IELTS writing task 2 và IELTS Speaking part 3. Bài viết của thầy Mike Duvall dưới đây sẽ giúp bạn tự luyện các chủ đề này. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé:

Xem thêm:

Nhiều học viên lo lắng về việc thiếu khả năng thu gom được ý tưởng cho các chủ đề trong IELTS khó nhằn có thể xuất hiện trong phần viết luận và phần cuối của phần thi Speaking.

Ví dụ, một chủ đề đặc biệt đáng sợ là du hành/thăm dò/công nghệ không gian.

Tin tốt là các em không cần phải là một chuyên gia đối với chủ đề trong IELTS như thế này. Thay vào đó, giám khảo muốn các em trả lời các câu hỏi một cách rõ ràng và chứng minh các luận điểm của em bằng các câu giải thích và ví dụ giúp khẳng định các ý em đã viết.

“NHƯNG, THẦY MIKE, EM KHÔNG CÓ BẤT KỲ Ý TƯỞNG NÀO VỀ VIỆC DU HÀNH VŨ TRỤ, CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ HAY GÌ HẾT!! LÀM THẾ NÀO EM CÓ THỂ CHỨNG MINH Ý TƯỞNG EM CÒN KHÔNG NGHĨ RA CHỨ???”

Thực tế là các em biết nhiều hơn em nghĩ, em chỉ cần học cách đào thông tin này ra khỏi các góc trong não bộ của em bằng cách sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện thôi.

Một phần quan trọng của việc tự học IELTS nên là ĐẶT CÂU HỎI như ai, gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào. Bắt đầu bằng cách dùng bút chì và giấy để viết ra những gì các em đã biết về bất kỳ chủ đề trong IELTS nào khiến em sợ hãi. Sau đó, hỏi những câu hỏi nối tiếp đơn giản cho những câu hỏi cơ bản các em vừa trả lời lúc nãy. Dưới đây là một ví dụ về kỹ thuật này.

Tự luyện các chủ đề trong IELTS writing task 2 và IELTS speaking part 3

Liệu chính phủ có nên chi tiền để khám phá không gian vũ trụ và phát triển công nghệ ứng dụng cho việc khám phá này không?

Ai chi tiền? Các quốc gia giàu có như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga.

Họ làm gì ở đó? Ghé thăm các hành tinh khác. Đưa vệ tinh vào quỹ đạo. Kiểm tra/nghiên cứu các thiên hà và vật thể không gian khác như tiểu hành tinh và lỗ đen.

Tại sao? Tới các hành tinh như sao Hỏa để có thể đến ở đó.

Tại sao lại đến đó ở? Trái Đất có thể trở nên không thể ở được.

Tại sao không thể ở được? Sự bùng nổ dân số quá mức gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn đến thời tiết không ổn định và thiếu nguồn lực như nước và thực phẩm, ô nhiễm sẽ bóp nghẹt người dân trên thế giới và có thể là chiến tranh hạt nhân.

Tại sao lại là vệ tinh? Nghiên cứu/theo dõi các sự kiện thời tiết như sóng thần.

Tại sao quan trọng? Vì nó có thể cứu mạng người. Nó quan trọng vì có vẻ như có nhiều sự kiện thời tiết cực đoan hơn do sự thay đổi khí hậu nói trên. Vệ tinh cũng rất quan trọng trong việc giao tiếp, đặc biệt là Internet. Internet rõ ràng là quan trọng đối với kinh doanh, bảo mật, v.v.

Ai được lợi từ những thứ này? Rõ ràng các nước giàu có đầu tư số tiền này có lợi về mặt tài chính, duy trì các kỹ thuật khoa học và công nghệ cao, và bảo đảm an ninh cho quốc gia của họ. Các quốc gia nhỏ hơn không đầu tư nhiều tiền có được lợi ích không? Có, họ truy cập Internet và nhận thông tin về thời tiết có thể bảo đảm an toàn tính mạng bằng cách cảnh báo mọi người sơ tán khỏi một khu vực nào đó.

Khá nhiều ý tưởng đã được thu thập chỉ bằng cách đặt câu hỏi cơ bản và một số câu hỏi tiếp nối. Ở trên là một câu trả lời được sắp xếp hợp lý.

Cải thiện kỹ năng tư duy phản biện sẽ bắt buộc bản thân học viên tự xây dựng hệ thống “cơ bắp thần kinh” cần thiết. Ý thầy là, các em cần phải ngồi xuống và bắt đầu với việc thu thập bất cứ điều gì các em biết, ngay cả khi đó là kiến thức rất cơ bản và rõ rành rành ra đấy (như Internet trong ví dụ trước).

Cuối cùng, học viên có thể luyện được những kỹ năng tạo ra những ý tưởng tuyệt vời và kết nối những ý tưởng mà các em CÓ chứ không phải là bị tê liệt vì sợ hãi về những gì các em không biết.

Giảng viên Michael Duvall