Kỹ thuật hoàn thiện phần thi IELTS speaking part 3

  • 517 views
  • 18/01/2018

Trong kỳ thi IELTS, Speaking Part 3 là phần khó nhất và diễn ra trong thời gian khá nhanh. Có nhiều thí sinh khi phần thi đã kết thúc mà họ còn ngớ người không biết nó đã bắt đầu khi nào.

Để giúp các bạn có thể “nắm bắt” và tự tin hơn quá trình luyện thi IELTS đặc biệt là thi IELTS Speaking park 3. Chuyên gia IELTS tại KTDC sẽ “bật mí” những bí kíp sau cho các bạn: Những kỹ thuật cho Speaking part 3. Cùng tham khảo và “take note” các bạn nhé.

Những chủ đề trong bài thi IELTS Speaking part 3 là về học thuật. Điều đó có nghĩa là bạn cần hệ thống lại những “ideas”, đưa ra ý kiến và giải thích tại sao bạn nghĩ theo cách đó.Tuy rằng, các câu hỏi chỉ mang tính lý thuyết và có vẻ khó, thế nhưng câu trả lời thật chất chỉ cần tập trung vào một ý tưởng đơn giản. Speaking part 3 không phải là bài kiểm tra kiến thức và không có câu trả lời đúng hoặc sai: tất cả là về khả năng nói và trình bày suy nghĩ của bạn.

Bạn nên cố gắng đưa ra câu trả lời chi tiết hơn một chút. Cách tốt để bạn làm phần này là hãy tưởng tượng rằng bạn đang làm cho một đoạn văn. Bạn có thể xem hai phương pháp dưới đây:

  • Phương pháp: Idea – explain – example: Bắt đầu bằng câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi, như ‘câu chủ đề’ trong một đoạn viết. Sau đó giải thích chi tiết hơn về câu trả lời của bạn, và bổ sung giải thích của bạn vào câu trả lời bằng một ví dụ.
  • Phương pháp: Firstly – secondly – finally: Bắt đầu bằng câu trả lời trực tiếp, sau đó giải thích nó bằng cách đưa ra hai hoặc ba lý do và bạn cũng có thể đưa ra thêm là một ví dụ.

Sau đây là những lời khuyên đặc biệt quan trọng mà thấy muốn gửi tới các bạn khi thực hiện bài speaking part 3.

Thứ nhất: Cố gắng thêm chi tiết – thêm một phương pháp cho câu trả lời dài hơn, chi tiết hơn là tự hỏi mình “tại sao”, so sánh (hoặc giải thích các lựa chọn thay thế) và đưa ra một ví dụ.

Câu hỏi: “In your opinion, are newspapers important?”

Câu trả lời: “Definitely, I think newspapers are still a vital source of information for news and current events (why?) because they provide a regular, impartial view of the important issues facing the world today, for example in business, economics and technology. (Add more detail) They also keep readers up-to-date with various interests they may have, such as entertainment, sport and even comic strips. (Alternative?) These days many people obtain their news from the internet, but I feel this method is often less reliable due to fake news stories manufactured to promote certain interests. Also, by only reading the topics they are interaested in, people are becoming less aware of the world around them”.

Thứ hai, tránh những cụm từ quá nghiêm chỉnh hoặc không tự nhiên, như “In my opinion”,  “Nowadays”, “To be honest” and “That’s an interesting question”. Những câu này nghe có vẻ như bạn học thuộc lòng, mà giám khảo chắc chắn không thích điều này đâu, và tốt hơn hết là bạn chỉ cần trả lời câu hỏi trực tiếp.

Thứ ba, tránh dùng “formal linking” and “sequencing language”, ví dụ example “With regard to” and “I would like to start with”. Thầy nhắc lại một lần nữa, những cụm từ này nghe sẽ có vẻ bắt buộc và không tự nhiên, và quan trọng hơn, các bạn sẽ lãng phí thời gian bằng cách không đưa ra các ví dụ thú vị và giải thích!

Thứ tư, nếu bạn không biết câu trả lời thì cứ trung thực và nói với giám khảo speaking part 3 và giải thích tại sao bạn không biết.

Thứ năm, nên bắt đầu với một mở đầu khái quát (general statement), sau đó thêm vào ý kiến cá nhân trong bài thi speaking part 3.

Các em cùng xem qua ví dụ sau nhé:

Câu hỏi: “Does playing video games have any negative effects?”

Câu trả lời: “Yes, if you spend too much time on a particular hobby it will affect other parts of your life. Girls, for example, prefer to spend a lot of their free time chatting on the internet with their friends, whereas boys are often too engrossed in playing online video games. When I was younger, I gave up playing video games altogether because it was addictive, consuming too much of my free time and detracting from my studies”.

Sau cùng thì thầy muốn nói, khi gặp câu hỏi mà các bạn không biết, các bạn vẫn có thể mường tượng ra mà nói, không nhất thiết phải nói đúng sự thật! Tuy nhiên, có lẽ sẽ tốt hơn để nói sự thật và thành thật, nếu không bạn có thể mâu thuẫn với chính bản thân mình trong bài thi nói đấy. Hãy tưởng tượng rằng trong phần IELTS Speaking part 1, giám khảo yêu cầu bạn nói chuyện về chủ đề “hometown” của bạn. Sau đó, trong phần IELTS Speaking part 2, câu hỏi của bạn là nói về một thành phố mà bạn “would like” to visit – và bạn lại nói về “hometown” của bạn một lần nữa. Đây là một “câu hỏi có điều kiện”, có nghĩa là bạn phải nói về một thành phố mà trước đây bạn chưa bao giờ đến. Vì vậy, nếu bạn nói lại câu trả lời của part 1 vào part 2 thì điều đó khiến  bạn bị lặp lại ý, mà còn khiến cho giám khảo đánh giá điểm thấp cho phần ngữ pháp của bạn nữa đấy.

Chúc các bạn may mắn!”

KTDC IELTS Team

There is no science in this day